Nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên để đảm bảo tiến độ công việc, dự đoán những vấn đề và làm cơ sở để thưởng phạt.
1. Đảm bảo tiến độ công việc
Trong quá trình đánh giá, quản lý sẽ biết rõ những nhân viên nào đạt được mục tiêu công việc như kỳ vọng ban đầu hay không. Đồng thời, mức độ hoàn thiện công việc sẽ gắn liền với việc hoàn thành đúng tiến độ.
Vì vậy, nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân sự trong suốt quá trình làm việc, thời điểm hoàn thành và cả chất lượng cuối cùng. Từ đó, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên đang gặp khó khăn ở đâu để tìm ra cách giải quyết và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, việc đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên còn giúp nhân viên tập trung và nỗ lực hơn khi làm việc.
2. Dự đoán những vấn đề phát sinh
Nhân viên không hoàn thành những công việc được giao sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của đội nhóm và cả tổ chức. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do nhân viên hoặc các yếu tố khách quan như khách hàng, thị trường… Vậy nên, khi nhìn vào mức độ hoàn thiện công việc của nhân viên,, người quản lý có thể cảm nhận và dự đoán trước các vấn đề sẽ xảy ra đối với mục tiêu chung và đưa ra giải pháp nhanh chóng.
3. Làm cơ sở để thường phạt
Nếu nhân viên hoàn thành tốt công việc thì nên được khen thưởng. Trong khi đó, nhân viên chậm trễ hoặc không hoàn thành công việc được giao thì nhà quản lý nên đưa ra các hình thức kỷ luật. Để có cơ sở khen thưởng hợp lý, nhà quản lý nên tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ giúp cho nhà quản lý có được những thông tin và dữ liệu quan trọng để tối ưu và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét