Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Brainstorming là gì? Ứng dụng brainstorming vào doanh nghiệp

Brainstorming là phương pháp được dùng để khai thác và tạo ra nhiều sáng kiến hay giải pháp cho một vấn đề. Đó chính là lý do ai trong chúng ta cũng cần đến nó để có nhiều sáng kiến và quyết định đúng đắn nhất.

1. Brainstorming là gì?

Brainstorming hay còn gọi là động não, là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. 

Mọi người đều được khuyến khích đưa ra các suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới. Phương pháp này thường được sử dụng khi làm việc nhóm, cũng có thể được thực hiện riêng lẻ cho mỗi các nhân.

2. Tại sao nên sử dụng brainstorming?

Những lợi ích mà brainstorming mang lại:

2.1. Thúc đẩy sự sáng tạo.

Bằng cách tập hợp những ý kiến và quan điểm khác nhau, brainstorming tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng. Điều này đặc biệt hữu ích với những vấn đề phức tạp và không có giải pháp rõ ràng. Giúp chúng ta có thể so sánh các ý tưởng, giải pháp với nhau và đưa ra kết quả phù hợp nhất.

2.2. Khuyến khích sự hợp tác.

Khi một nhóm sử dụng phương pháp này, nó giúp mỗi thành viên cảm nhận được những ý tưởng và những ý kiến đóng góp của mình được tôn trọng và đánh giá cao, xây dựng được mối quan hệ nhóm bền chặt hơn. 

Mỗi người cũng có thể xây dựng thêm dựa trên ý tưởng của người khác để có những giải pháp và ý tưởng sáng tạo hơn nữa.

2.3. Mọi ý tưởng đều được chấp nhận 

Vì là phương pháp thường sử dụng khi làm việc nhóm nên những ý kiến được đưa ra không sai, chúng chỉ là những ý tưởng để sau cùng chọn ra được một ý tưởng phù hợp nhất. Nên ai cũng có thể đưa ra ý kiến mà không sợ thất bại hay bị chế giễu.

3. Ứng dụng brainstorming vào doanh nghiệp.

Brainstorming được áp dụng nhiều trong học tập. Trong công việc, nó cũng là phương pháp thúc đẩy phát triển tư duy và mang lại những cách thức làm việc sáng tạo, năng xuất hơn: 

+ Tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo cho các chiến lược quảng cáo, đợt ra mắt sản phẩm mới của các doanh nghiệp.

+ Giải quyết các vấn đề khó khăn thông qua thời gian brainstorm: Phân tích, tìm ra sáng kiến giải quyết hiệu quả.

+ Brainstorm hỗ trợ quá trình quản lý, xử lý sản phẩm, hiệu quả công việc.

+ Brainstorm trong xây dựng đội ngũ: Khuyến khích nhân viên sáng tạo, động não đưa ra các ý tưởng.

+ Brainstorm trong quản trị đề tài – xử lý các vấn đề, phân chia và đảm bảo tiến độ công việc, xác định mối nguy hiểm.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về Brainstorming và lợi ích của nó. Hãy vận dụng điều đó để phát triển cách tư duy của bản thân nhé.