Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Nhân sự ngành sản xuất "lên ngôi" - Human Resources Management

Nhân sự ngành sản xuất "lên ngôi"

VnMedia) - Kết thúc 3 quý năm 2014, ngành sản xuất tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam, chiếm tới 17% tổng nhu cầu tuyển dụng.



Theo phân tích từ dữ liệu nghiên cứu của Navigos Search, áp lực kinh doanh phục vụ nhu cầu cuối năm đã khiến nhu cầu nhân lực trong ngành sản xuất tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu. Tuy nhiên nếu so sánh với quý I/2014, nhu cầu tuyển dụng trong ngành sản xuất đã có sự sụt giảm nhất định từ 22% xuống còn 17% trong hai quý liên tiếp.

Trong số các ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong quý III/2014, ngành công nghệ thông tin (IT) tiếp tục tăng nhu cầu tuyển dụng khi chiếm tới 15% tổng nhu cầu tuyển dụng. Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất hiện nay với mức tăng trưởng gấp đôi từ quý I (7%) đến nay.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, sở dĩ có sự tăng trưởng về nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực IT tại Việt Nam bởi một số chính sách mới của Chính phủ và đặc biệt là sự phát triển của dịch vụ thuê ngoài (outsource) tại Việt Nam.

Việc người tiêu dùng cắt giảm mạnh chi tiêu đã khiến ngành bán lẻ bị ảnh hưởng không ít trong quý III và đẩy ngành hàng này lùi một thứ hạng xuống vị trí thứ ba, chỉ chiếm 9% trong quý này so với 14% trong quý II.

Trong quý III, vị trí nhân sự cấp cao do người Việt Nam đảm nhận được trả mức lương cao nhất là giám đốc bán hàng của một doanh nghiệp bán lẻ ở TP.HCM và giám đốc tài chính của một tập đoàn về dịch vụ tại Hà Nội, đều ở mức 110 triệu đồng/tháng.

Top 5 ngành công nghiệp có nhu cầu nhân sự cao nhất:

Quý I/2014:

Trong quý I/2014, ngành trả lương cao nhất tại Hà Nội là ngành Hàng Tiêu dùng cho vị trí Giám đốc Nhà máy với mức lương gần 190 triệu đồng/tháng và ngành trả lương cao nhất tại Tp.Hồ Chí Minh là ngành Dược cho vị trí Giám đốc Sản phẩm với mức lương 105 triệu đồng/tháng.

5 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao nhiều nhất trong quý 1 bao gồm:

- Ngành Sản xuất: chiếm 22% nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao
- Ngành Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm: chiếm gần 16%.
- Ngành Công nghệ thông tin: chiếm 7%.
- Ngành Kỹ thuật và ngành Hàng tiêu dùng: cùng chiếm 6%.

Quý II/2014:

- Sản xuất: khoảng 17% tổng nhu cầu về nhân sự cấp cao.
- Hàng tiêu dùng nhanh, Bán lẻ: 14% tổng nhu cầu.
- Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm: 10% tổng nhu cầu.
- Công nghệ thông tin: gần 9% tổng nhu cầu.
- Dệt, may mặc: 7% tổng nhu cầu.

Trong số top 5 các ngành có nhu cầu cao nhất đối với nhân sự cấp cao có trình độ, ngành Hàng tiêu dùng nhanh và Bán lẻ tăng mạnh với 14% tổng nhu cầu, so với 6% so với quý 1, đẩy Ngân hàng - Tài chính và Bảo hiểm xuống vị trí thứ 3 với chỉ 10%. Ngoài ra Dệt may lần đầu tiên góp mặt vào vào top 5.

Nhu cầu tuyển dụng tại TP.HCM vẫn cao hơn so với Hà Nội. Ngành công nghiệp có mức lương cao nhất trong quý 2 là Khoa học đời sống tại TP Hồ Chí Minh tại vị trí Nhân sự cấp cao (161 triệu đồng / tháng). Ngành công nghiệp với mức lương cao nhất ở Hà Nội là tại vị trí Giám đốc nhân sự (147 triệu đồng/tháng).

Thanh Châu

Phương Tây bắt đầu 'chuộng' nhân sự cấp cao châu Á

(TBTCO) - Các công ty của phương Tây đang “mở" hơn với việc tuyển người châu Á vào các vị trí lãnh đạo, với mục tiêu mở rộng thị phần tại châu lục đông dân nhất thế giới này.



Kết quả nghiên cứu tại Mỹ, Anh, Pháp và Đức – mỗi nước 20 công ty lớn nhất cho thấy, số lượng giám đốc không điều hành gốc châu Á từ năm 2009 đến nay đã tăng từ 9 đến 23 người.

Ông Fabrice Desmarescaux, giám đốc một công ty chuyên về tuyển dụng cho biết: “Các tập đoàn muốn khai thác triệt để tiềm năng của khu vực thì việc sử dụng nhân tài của khu vực đó ở cấp cao là điều nên làm”.

Trong số 23 vị giám đốc nói trên, có đến 19 người đến từ Ấn Độ, Singapore và Hồng Kông. Anh là nước đi đầu trong việc sử dụng lao động cấp cao châu Á, với 8/20 công ty có người châu Á trong ban quản trị, theo sau là Pháp với 6/20 công ty.

Sự hiện diện nhiều hơn tại các công ty của Anh và Pháp có một phần nguyên nhân lịch sử do sự đô hộ của các cường quốc này tại nhiều quốc gia châu Á. Những năm gần đây, các doanh nghiệp bảo thủ của Pháp cũng đã chấp nhận quan điểm đa dạng hóa đội ngũ quản lý để phát triển công ty.

Tại Mỹ và Đức, điều này diễn ra chậm hơn. Trong 4 tập đoàn lớn gồm Daimler, Munich Re, Citi và Pepsi, chỉ có duy nhất một người châu Á đang làm CEO cho Pepsi. Thậm chí, Daimler có mặt tại rất nhiều quốc gia châu Á và còn phát biểu rằng Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của họ.

Tuy nhiên, Harry O’Neil, CEO hãng tuyển dụng Heidrick & Struggles cho biết, các công ty phương Tây cũng bày tỏ ý định sẽ thuê thêm các giám đốc độc lập là người châu Á về làm việc. Daimler cũng tiết lộ trong chiến lược phát triển toàn cầu, một trong những mục tiêu chính của tập đoàn là đa dạng hóa đội ngũ quản lý.

Trong khi đó, có rất ít nhân lực cấp cao của châu Á muốn ngồi vào ghế giám đốc tại một doanh nghiệp phương Tây. Cùng một lúc, họ làm giám đốc độc lập cho nhiều công ty khác nhau. Có lẽ, họ không cần thêm một công ty nữa mời mọc.

Việc phải di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác một cách thường xuyên cũng là một trở ngại. Theo O’Neil, công việc tại các công ty hiện tại của họ hiệu quả và đơn giản hơn. Việc di chuyển thường được sắp xếp vào cuối tuần, họp hành bất thường thì có thể trao đổi qua điện thoại./.

Ngọc Nguyễn (Theo CNBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét